Câu chuyện người phụ nữ tự tin thoát nghèo ở vùng biên giới
Thứ sáu - 02/08/2024 16:181980
Vào một ngày mưa mùa hè ở vùng quê của huyện Biên giới Bến Cầu, đoàn chúng tôi gồm các chị trong tổ vay vốn tín dụng Ngân hàng chính sách xã hội đến khảo sát thăm hỏi gia đình nhà chị Ngô Thị Bạch Huệ, hội viên phụ nữ xã Long Giang, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Ấn tượng đầu tiên khi bất kỳ ai gặp chị Huệ cũng nhận thấy là một người phụ nữ nhỏ nhắn, gương mặt đầm thấm, hay cười và ít nóí nhưng Chị Huệ lại là một trong những hội viên cần cù, siêng năng và chịu thương chịu khó của Chi hội Ấp Bảo đi lên thoát nghèo từ nguôn vốn NHCSXH.
Trên gương mặt đầm thấm ấy, hay cười và ít nói là cả một sự nỗ lực và vươn lên của một người phụ nữ đầy nghị lực. Chị Huệ sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo và có đến mười anh chị em. Nên từ nhỏ chị luôn thấu hiểu những khó khăn, thiếu thốn của một gia đình nghèo. Như bao phụ nữ khác năm 20 tuổi chị lập gia đình ban đầu vợ chồng chị còn gặp nhiều khó khăn về cuộc sống, con còn nhỏ mà điều kiện kinh tế vất vả, đứng trước những hoàn cảnh thiếu thốn từng bữa ăn cho gia đình. Chị làm đủ mọi việc kiếm tiền ai thuê gì làm nấy, cắt lúa, nhổ mạ, dặm lúa ….. Năm 2012 chị thuê ruộng cộng với 02 công đất do nhà chồng chia cho vợ chồng chị là con dâu út, chị mạnh dạng trồng ớt tưởng gia đình được cải thiện hơn không ngờ sóng gió lại đến với gia đình chị, ớt thì bị bệnh không có năng suất, giá ớt thì rớt thảm hại. Chị khóc hết nước mắt, gia đình chị phải bán bớt ruộng để trả nợ, nhiều lúc chị muốn ngã quỵ trước số phận. Nhưng những đứa con thơ thì ngày một lớn chị trở nên trầm và ít nói từ đó, sống khép mình lại và am chịu số phận của cái nghèo, cái số của những người thiếu trước hụt sau. Qua nhiều lần cán bộ Hội LHPN xã trực tiếp khảo sát nắm tình hình xét thấy gia đình chị Ngô Thị Bạch Huệ có hoàn cảnh khó khăn với khát vọng vươn lên thoát nghèo. Hội đã đề xuất và làm hồ sơ xét cho chị vay 50 triệu đồng, từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm để đầu tư xây dựng chuồn trại chăn nuôi bò sinh sản. Năm đầu tiên chưa có kiến thức chăn nuôi, chị Huệ lo lắng chạy khắp nơi hỏi thăm cách chăm sóc nuôi bò. Hội LHPN xã phối hợp với Hội Nông dân mở lớp dạy nghề chăn nuôi bò, chị Huệ mạnh dạng đăng ký học ngay. Kiến thức làm đệm sinh học, ủ rơm thức ăn, rồi chế độ dinh dưỡng để nuôi bò sinh sản được chị Huệ áp dụng nghiêm túc và kết quả mang lại hơn cả mong đợi. Bò chị nuôi béo khỏe, không bệnh mà lại sinh sản tốt. Gia đình chị thấy nhẹ nổi lo kinh tế thì những cô con gái bước vào đại học. Chị Huệ tâm sự “Cha mẹ đều là nông dân, ít học không biết cái chữ, viết được cái tên là mừng lắm rồi, nhưng dù nghèo thì gia đình tôi cũng quyết tâm cho con ăn học đến nơi đến chốn, ai cũng nghĩ cho đi học nhiều để làm gì vì con tôi đều là con gái. Nhưng tôi được Hội LHPN xã truyên truyền dù con gái hay con trai đều có vai trò như nhau đều có quyền tham gia học tập và nâng cao kiến thức. Đó là bình đẳng đó là tiến bộ”. Thấy được những nổ lực của chị và quyết tâm lo cho con đi học Hội LHPN xã một lần nữa xét cho chị vay vốn Học sinh, sinh viên để chị có thể bớt nổi lo phần nào cho các con trang trải chi phí học tập. Không phụ lòng của cha mẹ lo cho con, những cô con gái nhỏ xinh ngày nào giờ đã tốt nghiệp đại học và có được công việc ổn định. Gia đình chị Huệ giờ thật sự đầm ấm, no đủ và vươn lên thoát nghèo.
Qua nhiều buổi tuyên truyền, học tập những chị em hội viên phụ nữ xã nhất là những chị như Chị Huệ giờ luôn “Tự tin”, biết mình cần gì và phải làm gì. Tin vào khả năng của mình, có tin thần lạc quan và vượt qua tâm lý mặc cảm tự ti. Biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống gia đình khoa học, hòa thuận hiếu thảo với cha mẹ già như Chị Huệ - Cô dâu út thảo hiển, chị còn thường xuyên tham gia các buổi tuyên truyền học tập và ủng hộ những phần quà vào công tác từ thiện, dân vận của địa phương. Chị xin ủng hộ mà không ghi hình hay chụp lại ảnh vì chị nói, gia đình tôi chưa thật sự giàu có như bao người nhưng những chia sẽ của tôi là “Trách nhiệm” là tấm lòng, tôi không muốn ai biết nhiều vì giá trị nó không có lớn.
Nhưng đối với chúng tôi những cán bộ làm công tác Hội thì thấy nó thật to, thật lớn vì nó chứa những tình cảm, những chia sẽ đóng góp bằng cả tấm lòng. Thể hiện sự “Tiến bộ” của phụ nữ, sự tiến bộ trong nhận thức. Không cần phải thật sự giàu có mới làm từ thiện. Qua đó thật sự thấy Phong trào thi đua mà Hội LHPN tỉnh Tây Ninh phát động thực hiện “Phụ nữ Tây Ninh tự tin, trách nhiệm, tiến bộ” thật sự phát huy hiệu quả thật sự có ý nghĩa, chúng ta không cần làm gì quá nhiều chúng ta chỉ cần hiểu đơn giản. Người phụ nữ “Tự tin”, tin vào khả năng bản thân, mình sẽ làm được, mình sẽ thành công, mình luôn phấn đấu và làm hết mình. Chúng ta không bao giờ có một mình chúng ta luôn có Đảng có một đất nước tươi đẹp và có những Chính sách đúng đắn, những tổ chức như NHCSXH, Hội phụ nữ giúp chúng ta vượt qua số phận vươn lên thoát nghèo làm giàu chính đáng trên quê hương của mình.