Việt Nam là một trong những quốc gia có dân số sử dụng Internet tích cực nhất trên thế giới với khoảng 72,1 triệu người (số liệu năm 2022 của We are Social)[1]. Xu hướng người dân đọc tin tức qua mạng, sử dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, không gian mạng với đặc tính dễ ẩn danh, lan truyền nhanh đã trở thành môi trường thuận lợi cho hoạt động phát tán tin giả, tin sai sự thật. Tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng có nội dung liên quan đến nhiều lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội..., gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của các tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, gây thiệt hại về kinh tế... Nhiều thông tin thiếu kiểm chứng, bịa đặt, phản cảm được người dùng mạng xã hội chia sẻ rộng rãi gây bức xúc trong dư luận xã hội. Trong bối cảnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện cuốn “Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng”.
Trang thông tin điện tử Hội Liên hiệp phụ nữ Tây Ninh trân trọng giới thiệu Cẩm nan này với mục tiêu:
- Nâng cao nhận thức về trách nhiệm trên không gian mạng cho người dùng Internet ở Việt Nam.
- Cung cấp các thông tin, kỹ năng cơ bản để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia không gian mạng có kiến thức tổng quan, cần thiết để nhận biết, ứng phó và xử lý có hiệu quả với tình trạng tin giả, tin sai sự thật có xu hướng tăng trên không gian mạng hiện nay.
Ban tuyên giáo – Chính sách luật pháp
[1] Thảo Nguyên (Brands Vietnam), (2022), Data Station #25 - Digital 2022: Số người dùng Việt quan ngại về an toàn dữ liệu giảm gần 1 nửa so với năm 2020.
Truy cập tại: https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/323902- Data-Station-25-Digital-2022-So-nguoi-dung-Viet-quan-ngai-ve-antoan-du-lieu-giam-gan-1-nua-so-voi-nam-2020.
Ý kiến bạn đọc