Sinh ra và lớn lên trong gia đình là hộ nghèo người dân tộc Khmer ở ấp Hòa Đông A, xã Hòa Hiệp, huyện Tân Biên. Chị Quân Thị Na sinh năm 1995, là chị lớn trong gia đình có 5 anh, chị, em. Cha bị dị tật hai chân không đi lại như bao người đàn ông khác, nên tất cả việc nặng nhọc trong nhà điều đè lên vai người mẹ. Từ nhỏ Chị Na đã có cuộc sống khó khăn, nhà nghèo, đông con nên chị Na chỉ được học đến lớp 7 và phải nghĩ học, nhường lại cho các em của mình có điều kiện được tiếp tục đến trường. Do cuộc sống khó nhọc, những ngày tháng thức khuya dậy sớm làm nghề nông nên chị đã trở nên dạn dày hơn những bạn đồng trang lứa.
Ngôi nhà của gia đình chị Na khi anh chị mới ra riêng
Năm 2013 dù chỉ 18 tuổi chị đã lập gia đình, khởi nghiệp với hai bàn tay trắng. Vợ chồng chị ra ở riêng trong căn nhà tạm cất trong phần đất gần nhà cha mẹ ruột. Hằng ngày vợ chồng chị đi cạo mủ cao su cho những trang trại gần nhà, hết mùa cạo, ai thuê gì thì làm nấy. Cuối năm 2013 chị sing con đầu lòng, đến năm 2016 chị sinh thêm cháu thứ 2. Gia đình 4 miệng ăn chỉ nhờ vào sức lao động của chồng còn chị ở nhà chăm con nhỏ và nhận hạt điều về cạo vỏ kiếm thêm thu nhập nhưng ngày cũng chẳng được là bao nhiêu. Năm 2019 một lần chị tham gia sinh hoạt Tổ phụ nữ số 10, Chi hội phụ nữ ấp Hòa Đông A và được chị Chi hội Trưởng triển khai về chương trình vay vốn giải quyết việc làm của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tân Biên do Hội phụ nữ quản lý, chị mạnh dạn xin được gia nhập thành viên của Tổ tiết kiệm và vay vốn và được hỗ trợ cho vay số vốn 20.000.000 đồng để chăn nuôi. Với số tiền vay Ngân hàng chính sách và số tiền dành dụm của hai vợ chồng anh chị đã mua một con bò cái sinh sản với giá 24.000.000 đồng. Hằng ngày, chị ở nhà vừa chăm con nhỏ và chăn dắt con bò ở những mảnh ruộng gần nhà, sau khi cạo mủ về chồng chị Na cũng tranh thủ cắt cỏ về cho bò ăn phụ vợ.
Chị Na chăm sóc đàn bò của gia đình.
Sau hơn 4 năm tiếp cận nguồn vốn từ chương trình cho vay tín dụng của NHCSXH, với sự cần cù, chịu khó, biết cách chăm sóc, đến nay gia đình chị hiện còn 2 con bò cái sinh sản và 02 con bê. Trong tháng 8/2022 vừa qua anh chị đã bán một con bê đực để sửa chữa lại ngôi nhà đã sập xệ. Với quyết tâm vươn lên thoát nghèo bền vững, giờ đây gia đình chị đã có được ngôi nhà khang trang hơn để che nắng che mưa, các con chị cũng có điều kiện đến trường hơn.
Chị Na tâm sự: “Trước đây khi chưa tham gia sinh hoạt Chi hội phụ nữ, bản thân tôi ngại tiếp xúc với mọi người, một phận tự ti, một phần bận bịu con cái. sau khi đến với tổ chức Hội dù công việc có bận đến đâu, khi mà các chị trong Chi hội và Hội cấp trên thông báo dự họp tôi luôn tham gia đầy đủ và vận động chị em trong Tổ cùng dự. Hiện tôi là Uỷ viên Ban chấp hành Hội LHPN xã, phụ trách công tác vận động phụ nữ dân tộc, đồng thời được phân công làm Tổ Trưởng Tổ phụ nữ số 10 Chi hội ấp Hòa Đông A. Tôi luôn phải cố gắng phấn đấu, luôn gần gũi với các chị em phụ nữ dân tộc trong Tổ, tìm hiểu tâm tư của các dì, các chị để nắm bắt và có hướng cùng các chị trong Ban chấp hành Hội LHPN xã có giải pháp hỗ trợ giúp đỡ khi thật sự cần thiết”.
Ngôi nhà của gia đình chị Na xây dựng được từ hiệu quả của nguồn vốn NHCS
Thấy hiệu quả kinh tế trong việc chăn nuôi dù lợi nhuận không cao nhưng cũng góp phần cải thiện kinh tế gia đình nên đi đâu, làm gì chị cũng tuyên truyền, chia sẻ, vận động chị em phụ nữ dân tộc mình sinh sống trong ấp Hòa Đông A, mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi hiệu quả. Đến nay tại ấp Hòa Đông A, xã Hòa Hiệp đã có nhiều gia đình phụ nữ người dân tộc Khmer đã ổn định kinh tế, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo bền vững, do sử dụng vốn vay ưu đãi của, phát huy đúng mục đích có hiệu quả nguồn vốn vay của ngân hàng NHCSXH.
Chị Nguyễn Thị Huệ - Chủ tịch Hội phụ nữ xã chị cho biết: “Hòa Hiệp là xã biên giới nhân dân chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, cuộc sống của các chị em hội viên rất khó khăn. Đối với chị Quân Thị Na dù cuộc sống gia đình chị khó khăn nhưng chị là một người phụ nữ chịu thương chịu khó, biết sắp xếp thời gian hợp lý trong công việc, thời gian chăm chồng, nuôi dạy con tốt, xứng đáng là người phụ nữ đảm việc nữ, giỏi việc nhà, luôn có tinh thần nâng cao năng lực của bản thân mình, có chí tiến thủ, tự đánh giá mặt mạnh, điểm yếu, từ đó đặt mình vào mục tiêu phấn đấu vươn lên. Đồng thời rèn luyện bản lĩnh, nghị lực, vượt khó để hoàn thành các nhiệm vụ"../.
Hội LHPN xã Hòa Hiệp
Ý kiến bạn đọc