Hội LHPN tỉnh Tây Ninh tập huấn kiến thức về Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cho cán bộ Hội các cấp năm 2022

Thứ năm - 06/10/2022 20:21 366 0

Từ ngày 5 - 7/10/2022, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Tây Ninh tổ chức tập huấn kiến thức về Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là OCOP) cho 212 cán bộ Hội các cấp năm 2022 tại Hội trường Hội LHPN tỉnh. Tham dự Chương trình có đồng chí Lưu Thanh Hằng - Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; các chị là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội LHPN các xã/phường/thị trấn và cán bộ Hội LHPN huyện/thị xã/thành phố phụ trách nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế; đại diện Ban Chấp hành Hội Phụ nữ Lực lượng Vũ trang tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Minh Tùng tỉnh đang triển khai Chương trình OCOP.

Tại buổi tập huấn, đồng chí Nguyễn Minh Tùng - Cán bộ Phòng Phát triển Nông thôn thuộc Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh giới thiệu chung về Chương trình OCOP, Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm thực hiện Chương trình OCOP; hướng dẫn lập hồ sơ và điều kiện cần thiết cho chủ thể OCOP, quy trình đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP; Giải pháp tổng thể để phát triển kinh tế khu vực nông thôn; có chu trình thường niên; gắn sản phẩm với chủ thể; có hệ thống tổ chức từ trung ương đến cơ sở; có lực lượng tư vấn; có bộ tiêu chí đánh giá xếp hạng...Mỗi xã một sản phẩm tham gia được công nhận thì có giấy chứng nhận.

Qua tập huấn, các chị em được trang bị những kiến thức về Chương trình OCOP; vai trò của phụ nữ trong tham gia thực hiện Chương trình tại địa phương, giúp cho cán bộ Hội LHPN các cấp thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên, quần chúng phụ nữ phát triển ngành nghề nông thôn, sản phẩm OCOP xanh; nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp gắn với liên kết theo chuỗi giá trị; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP do phụ nữ làm chủ/tham gia quản lý,…

Hình ảnh Quang cảnh lớp tập huấn kiến thức về Chương trình OCOP

Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Đây được coi là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Cẩm Xiếng

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây