NGHỊ QUYẾT
Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Tây Ninh lần thứ XIV,
nhiệm kỳ 2021-2026
Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Tây Ninh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 được tổ chức trong 01 ngày (ngày 18/11/2021), bằng hình thức trực tuyến, với điểm cầu trung tâm tại Hội trường B-Hội trường Tỉnh uỷ Tây Ninh và 9 điểm cầu huyện, thị xã, thành phố. Dự Đại hội có 250 đại biểu chính thức đại diện cho 270 ngàn hội viên trên địa bàn tỉnh. Với tinh thần “Phát huy truyền thống, năng động sáng tạo, khát vọng vươn lên” Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Tây Ninh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 đã nhất tríQUYẾT NGHỊ:
I. Thông qua Báo cáo chính trị do Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh khóa XIII trình tại Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Tây Ninh lần thứ XIV, với những nội dung cơ bản như sau: 1. Về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội LHPN tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2016-2021 Đại hội khẳng định Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh trong nhiệm kỳ 2016-2021: (1) Đã bám sát sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và Trung ương Hội LHPN Việt Nam, bên cạnh đó ghi nhận sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo, kịp thời cụ thể hóa phù hợp điều kiện thực tế, tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh để hướng dẫn, triển khai, thực hiện có hiệu quả các hoạt động, phong trào phụ nữ; (2) Thực hiện tốt quy chế dân chủ, đoàn kết, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo phong trào; tập trung thực hiện hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với triển khai Nghị quyết hàng năm của Tỉnh ủy, các Nghị quyết Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Hội, Nghị quyết Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Phụ nữ tỉnh lần thứ XIII và một số nội dung trọng tâm, chương trình, Đề án quan trọng, liên quan thiết thân với phụ nữ; (3) Nội dung, hình thức tuyên truyền đổi mới, sáng tạo, phong phú, kịp thời chuyển hướng, ứng dụng các tiến bộ công nghệ phù hợp điều kiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19; nhiều gương phụ nữ điển hình, mô hình sáng tạo, cách làm mới được biểu dương, nhân rộng, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng xã hội; (4) Công tác vận động, huy động các nguồn lực chung tay, góp sức tham gia phòng, chống dịch Covid-19, các phong trào thi đua, cuộc vận động được triển khai sâu, rộng và được các tầng lớp phụ nữ đồng tình, hưởng ứng, tham gia tích cực; (5) Chủ động lựa chọn nội dung đăng ký thi đua phù hợp tình hình địa phương và tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả; (6) Các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, phụ nữ khởi nghiệp, tham gia hợp tác xã, dạy nghề gắn với tạo việc làm, tăng thu nhập được thực hiện tốt, với nhiều cách làm hay, sáng tạo và đến nay không còn hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ; (7) Nhiệm kỳ 2016-2021 có 8/8 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh lần thứ XIII và 7/7 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII đề ra đều đạt và vượt, trong đó nhiều chỉ tiêu vượt cao. Đạt được những kết quả trên là do: (1) Được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, sự hỗ trợ và tạo điều kiện của chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể, sự đổi mới trong chỉ đạo, vận dụng sáng tạo của đội ngũ cán bộ Hội, nhất là sự tin tưởng, ủng hộ của hội viên, các tầng lớp phụ nữ và Nhân dân; (2) Hoạt động Hội phù hợp, bám sát điều kiện thực tiễn, ngày càng đi vào chiều sâu; trình độ, năng lực cán bộ Hội từng bước được chuẩn hóa; phong trào Hội phát triển lớn mạnh, uy tín, chất lượng hoạt động các cấp Hội ngày một nâng lên, cơ bản đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp phụ nữ trên địa bàn tỉnh; (3) Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh trẻ hóa, năng động, sáng tạo, bám sát, nắm chắc tình hình cơ sở gắn kịp thời hướng dẫn cơ sở cụ thể hóa trong xây dựng chương trình hành động, kế hoạch, điều chỉnh chỉ tiêu, đề ra giải pháp tập trung thực hiện Nghị quyết Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết Đại hội Phụ nữ tỉnh lần thứ XIII phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế địa phương; (4) Trong chỉ đạo có xác định trọng tâm, trọng điểm gắn chọn thực hiện điểm và thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động, phong trào để kịp thời sơ kết, tổng kết, nhân rộng những cách làm sáng tạo, mô hình hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn có một số hạn chế nhất định cần quan tâm, tập trung đồng bộ nhiều giải pháp khắc phục: (1) Chưa chủ động trong công tác triển khai, chuyển đổi cách làm so với kế hoạch đề ra, nhất là các hoạt động truyền thông cộng đồng; (2) Công tác tuyên truyền ở một vài cơ sở Hội tuy được đổi mới về nội dung, hình thức, nhưng từng lúc, từng nơi chưa đi vào chiều sâu; (3) Chậm đổi mới về phương thức hoạt động, thiếu linh động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện các phong trào, nhiệm vụ của Hội; (4) Công tác giám sát ở một vài huyện và cơ sở chất lượng chưa cao, nội dung giám sát tuy có đa dạng nhưng chưa đáp ứng nhu cầu liên quan thiết thân, tình hình thực tế của hội viên, phụ nữ; (5) Chưa tập trung vào việc theo dõi, giám sát việc khắc phục hạn chế, khuyết điểm của đơn vị được giám sát qua kiến nghị của đoàn giám sát; (6) Trong nhiệm kỳ, số lượng hội viên phát triển đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết đăng ký với Trung ương Hội, tuy nhiên tỷ lệ tập hợp hội viên chưa hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết của tỉnh đề ra, đến nay đạt 65% (Nghị quyết của tỉnh là phấn đấu tập hợp quần chúng vào tổ chức đạt trên 80%). Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế: (1) Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19 nói chung và điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác Hội, phong trào phụ nữ tiết giảm dẫn đến chưa đáp ứng hết nhu cầu hoạt động của Hội; (2) Một bộ phận cán bộ Hội chưa thật sự chủ động, tích cực, linh hoạt trong công tác nghiên cứu, tham mưu, phối hợp chuyển hướng chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phù hợp điều kiện thực tế; (3) Việc thay đổi cách thống kê số liệu phụ nữ từ 18 tuổi trở lên theo chỉ đạo của Trung ương Hội, nhất là công tác rà soát, nắm chắc số liệu hội viên, tổ chức tập hợp còn gặp khó khăn nhất định. [caption id="attachment_11952" align="aligncenter" width="4094"]BAN BIÊN TẬP
[1] “5 có” gồm: có ngôi nhà an toàn; có sinh kế bền vững; có sức khỏe; có kiến thức; có nếp sống văn hóaÝ kiến bạn đọc