Hướng dẫn cách viết tin bài cho Công thông tin điện tử Hội LHPN tỉnh Tây Ninh

Thứ ba - 02/01/2024 08:59 295 0

HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT TIN, BÀI CHO CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI LHPN TỈNH NĂM 2024

1. Tác phẩm báo chí

1.1 Công thức thông tin: 6W và 1H

Hay tác phẩm báo chí phải trả lời các câu hỏi sau:

- What (cái gì/chuyện gì): Sự kiện quan trọng hay đáng lưu ý gì đã xảy ra ?

- Where (ở đâu): Sự kiện, hiện tượng đó xảy ra ở đâu ?

- When (khi nào): Sự kiện xảy ra vào lúc nào ?

- Who (ai): Ai liên quan ?

- With (cùng với những ai): Có thêm những ai tham gia vào sự kiện ?

- Why (tại sao): Tại sao chuyện đó xảy ?

-  How (như thế nào): Chuyện xảy ra như thế nào?

1.2 Chi tiết quan trọng trong tác phẩm báo chí

-  Phải chỉ ra khía cạnh căn bản nhất của sự vật, hiện tượng.

-  Phải ở vị trí có tính chất then chốt trong toàn bộ những chi tiết, dữ kiện của sự vật, hiện tượng đó

1.3 Đầu đề (tít) trong tác phẩm báo chí

-   Đầu đề là sự biểu đạt cô đọng nội dung, thể hiện bản chất, tư tưởng chính trị của tác phẩm

-  Việc đặt đầu đề có tính quyết định số phận của bài báo. Bài báo dù rất hay, nhưng đầu đề dở thì có thể làm mất đi ít nhất một nửa độc giả.

-  Có ba cách đặt đầu đề cho tác phẩm báo chí: Rút ra chi tiết, số liệu quan trọng, hấp dẫn nhất; Rút ra vấn đề, ý nghĩa quan trọng nhất, chủ yếu nhất; Phối hợp cả hai cách nêu trên

2. Tin

2.4 Đặc điểm của tin

- Đối tượng phản ánh của tin là sự kiện, sự việc: mới xảy ra, đang xảy ra, sắp xảy ra hoặc mới phát hiện được...

- Thông tin, thông báo kịp thời nhất

- Hình thức đơn giản, ngắn gọn nhất (100 đến 200 chữ)

- Số liệu cụ thể, trực tiếp

- Ngôn ngữ thể hiện tính chất thông báo

2.5  Kỹ năng làm tin

- Lựa chọn sự kiện: xác thực, mới xảy ra, tiêu biểu

- Lựa chọn dạng và mô hình

Đặt đầu đề cho tin

- Câu mở đầu của tin: chứa đựng được thông điệp cốt lõi, chủ yếu nhất

Thân tin phải nêu lên được các chi tiết, số liệu bổ sung nhằm làm sáng tỏ những điều đã được nêu ở phần mào đầu.

2.6  Ảnh:

- Hình ảnh: có nội dung, chủ đề, ý nghĩa rõ ràng, có giá trị thông tin thời sự

+ Phản ánh được khía cạnh tiêu biểu của sự kiện

- Chú thích: có nhiệm vụ giải thích cho tấm ảnh và bổ sung những thông tin phụ.

- Phải đáp ứng yêu cầu về bố cục, ánh sáng, góc độ…

3 . Bài người tốt việc tốt

3.1 Khái niệm

- Người tốt là con người bình thường có thật trong đời sống xã hội, có nhận thức, hoạt động tiên tiến nổi bật trong khuôn khổ đạo lý xã hội, được xã hội thừa nhận mà mọi người xung quanh chưa làm được.

- Việc tốt là việc làm của một hoặc nhiều người có quá trình hoặc đột khởi mang lại cho bản thân họ và xã hội những kết quả về vật chất và tinh thần tốt đẹp.

3.2 Phương pháp viết bài Người tốt việc tốt

*  Xây dựng kết cấu bài:

+ Ai ? Tuổi ? địa chỉ ?

+ Câu chuyện xảy ra như thế nào?

+ Hoàn cảnh ra sao?

+ Cách giải quyết hay của nhân vật.

+ Kết quả hoặc ý nghĩa mang lại lợi ích cho xã hội.

* Thu thập công việc tốt của nhân vật, phỏng vấn nhân vật về kinh nghiệm thực hiện công việc tốt. Sau khi có đầy đủ tư liệu, tiến hành viết bài.

* Kết cấu:

+  Tiêu đề: nêu bật ý tưởng, hành động tiên tiến của nhân vật một cách khái quát, có thể khái quát bằng lời bình của quần chúng, hoặc dùng từ hình ảnh hay phương pháp chơi chữ…gây sự chú ý của độc giả về chân dung con người mà chúng ta sắp đặc tả.

+ Mở đầu: là phần rất quan trọng nhằm thu hút người đọc; có thể nêu ý nghĩa việc tốt của nhân vật; có thể đưa mâu thuẫn giữa khả năng của nhân vật với khó khăn khách quan để tăng ý nghĩa của việc tốt; hoặc nêu thành tích của nhân vật; hoặc nêu dư luận của xã hội đánh giá về ý nghĩa, hành động tốt của nhân vật; hoặc nêu lên những đặc tả riêng biệt trong lai lịch của nhân vật.

+  Nội dung: đây là phần quan trọng chứa đựng nội dung trọng tâm của bài, gồm những diễn biến chính: suy nghĩ hành động của nhân vật, có thể sắp xếp thứ tự thời gian hoặc xen kẽ suy nghĩ và hành động của nhân vật.

Lưu ý:cần nêu những chi tiết then chốt biểu lộ cái tốt, cái hơn người của nhân vật để người đọc hiểu biết và khâm phục hoặc có thể áp dụng làm theo…

Kết thúccô đọng thêm chủ đề, có thể khái quát ý nghĩa của việc tốt,  có thể bình luận tác dụng của việc tốt gợi cho người đọc suy nghĩ và xác định hành vi, thái độ bản thân mình; có thể nêu uy tín của nhân vật đối với quần chúng; có thể nêu những phần thưởng của nhà nước và nhân dân dành cho người tốt, việc tốt…

III. LƯU Ý VIẾT CHO CỔNG TT ĐIỆN TỬ HỘI LHPN TỈNH VÀ CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI

1. Địa chỉ web: http://www.hoiphunu.tayninh.gov.vn

2. Lưu ý

- Thực hiện nguyên tắc: đề cập, nói thẳng vào sự kiện, vấn đề chính

- Dùng các đoạn ngắn (mỗi đoạn một ý)

- Dùng câu chủ động, không lạm dụng tính từ
- Nêu rõ địa chỉ: xã, huyện tỉnh

Với những bài dài, nên có những tiểu đề mục chứa đựng thông tin (Cách này vừa tạo ra những điểm nghỉ cho mắt, vừa lôi kéo độc giả đọc tiếp)

- Có thể dùng font chữ đậm để nhấn mạnh những điểm quan trọng nhưng không nên lạm dụng

- Nên có ảnh hoặc hình minh họa, dù nhỏ (Ảnh ở đây không chỉ có ý nghĩa trang trí mà còn có sức thu hút, minh chứng rõ nhất cho độc giả về bài viết)

- Cỡ chữ 14, font: Time New Roman

- Khi gửi tin, bài cộng tác: gửi 01 bản mềm kèm hình ảnh minh họa.

- Địa chỉ gửi Cổng TT: webhoipntn@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây